Bạn có đang uống sữa đậu nành đúng cách?

Sữa đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng, nếu uống đúng cách sẽ mang lại không ít lợi ích đối với sức khỏe, ngược lại, uống sai cách rất có thể sẽ phản tác dụng.

Theo báo cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa đậu nành có nhiều chất xơ, ít cholesterol và axit béo bão hòa hơn so với sữa động vật. Ngoài hàm lượng đạm chất lượng cao, isoflavones trong sữa đậu nành có hoạt tính sinh học cao, dễ hấp thu, có thể nâng cao khả năng chống oxy hóa. Đậu nành còn có nhiều chất dinh dưỡng khác và có nhiều lợi ích đối với cơ thể con người. Ví dụ, lecithin có thể làm giảm cholesterol bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol ở ruột. 

Đậu nành có thể cải thiện lượng đường trong máu, đồng thời protein đậu nành có tác dụng chống viêm và làm chậm quá trình suy thận, ngoài ra còn có thể cải thiện tình trạng protein niệu ở những bệnh nhân mắc bệnh thận do đái tháo đường. Sữa đậu nành có hàm lượng protein và chất xơ cao cũng là thành phần quan trọng nhất giúp giảm cân.

Sữa đậu nành mặc dù giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích như thế nhưng nếu uống quá nhiều, sử dụng không đúng cách có thể gây ra gánh nặng cho cơ thể.

4 cách uống sữa đậu nành gây hại thận, thiếu canxi

1. Uống sữa đậu nành như nước

Mặc dù sữa đậu nành rất giàu protein, nhưng nếu bạn tiêu thụ lượng lớn sữa đậu nành trong một ngày để cung cấp protein sẽ tạo gánh nặng cho thận. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng nên uống sữa đậu nành không đường và chỉ nên uống một cốc sữa đậu nành mỗi ngày. Bởi uống quá nhiều, nhiều chất béo trong sữa đậu nành cũng dễ gây thừa cân. Ngoài ra, khi uống nhiều sữa đậu nành sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều, tăng nguy cơ sỏi thận, tiêu chảy, không có lợi cho sức khỏe.

2. Uống sữa đậu nành thay sữa tươi

Nhiều người cho rằng sữa đậu nành có hàm lượng canxi cao, có thể dùng thay thế sữa tươi. Trên thực tế, hàm lượng canxi trong 100g sữa đậu nành chỉ khoảng 14mg, trong khi hàm lượng canxi trong 100g sữa tươi nguyên chất là 104mg. Do đó, nếu bạn muốn bổ sung canxi thì uống sữa tươi hoặc dùng thêm sữa chua, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác, các loại rau xanh đậm, đậu hũ, mè đen… sẽ tốt hơn.

3. Uống sữa đậu nành lúc đói vào bữa sáng

Nếu uống sữa đậu nành khi bụng đói, protein sẽ được chuyển hóa thành calo trong cơ thể và bị tiêu hao. Vì protein có thể điều chỉnh các chức năng sinh lý và xây dựng, sửa chữa các mô nên nếu bạn uống sữa đậu nành khi bụng đói khiến protein được sử dụng làm calo sẽ là một bất lợi cho cơ thể.

Do đó, tốt nhất bạn nên uống sữa đậu nành với các thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, bánh mì hấp…), hoặc kết hợp sữa đậu nành với các bữa ăn nhẹ, chẳng hạn như sữa đậu nành kết hợp với bánh mì nguyên cám, ngũ cốc thô,… Sự kết hợp này có thể ngăn không cho protein trong sữa đậu nành mất đi một cách lãng phí, đồng thời bổ sung các axit amin còn thiếu cho cơ thể.

4. Dùng sữa đậu nành kết hợp với trứng

Một trong những sai lầm khi uống sữa đậu nành đó là bạn kết hợp giữa sữa đậu nành và trứng. Trong sữa đậu nành chứa nhiều canxi nhưng trứng cũng chứa nhiều canxi và thành phần oxalic, khi bạn kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ dễ gây kết tủa, làm canxi bị vón cục. Nếu thường xuyên ăn như vậy rất dễ gây bệnh sỏi thận. Bạn không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau, bởi thói quen này không khoa học, sẽ phá hủy chất dinh dưỡng của nhau, không có lợi gì cả.